Công ty Duy Khoa - Chúng tôi mang sự lựa chọn tuyệt vời nhất
Hotline - 0918.531.961
01/02/2024 0 Bình luận

Qatar công bố siêu dự án điện mặt trời mới

Qatar hôm 23/8 công bố hai dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn, hứa hẹn tăng gấp đôi sản lượng điện tái tạo trong vòng hai năm. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi ca ngợi các dự án này là bước tiến quan trọng trong nỗ lực "tăng cường sự phụ thuộc vào năng lượng tái tạo hiệu suất cao" ở quốc gia vùng Vịnh, một trong những nước sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Theo tập đoàn năng lượng Qatar Energy, hai nhà máy mới sẽ đặt tại Mesaieed và Ras Laffan, nơi hiện nay là những cơ sở chính cho sản xuất khí đốt tự nhiên của đất nước và đang trong quá trình mở rộng. Khi đi vào hoạt động, chúng sẽ tăng sản lượng năng lượng mặt trời của Qatar lên 1,67 gigawatt vào cuối năm 2024. Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc sẽ dẫn đầu việc xây dựng các nhà máy với vốn đầu tư ban đầu hơn 600 triệu USD, Qatar Energy cho biết trong một tuyên bố. Một trang trại điện mặt trời trên sa mạc ở Al-Kharsaah, Qatar. Ảnh: Energy Utilities Dù tụt hậu so với các quốc gia vùng Vịnh khác trong cuộc đua điện tái tạo, Qatar đã công bố mục tiêu đạt 5 gigawatt công suất năng lượng mặt trời vào năm 2035. Tháng trước, họ đã đưa trang trại điện mặt trời Al-Kharsaah 800 megawatt vào lưới năng lượng quốc gia. Nhà máy này dự kiến hoạt động đầy đủ trước khi đại hội bóng đá World Cup 2022 khởi tranh vào ngày 20/11. Các nhà tổ chức đã sử dụng nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ ở phía tây Doha để ủng hộ tuyên bố Qatar sẽ tổ chức kỳ World Cup không phát thải carbon ròng đầu tiên, nơi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được bù đắp bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Cát và bụi sa mạc bám vào các tấm pin mặt trời ở Al-Kharsaah được robot làm sạch mỗi ngày. Qatar Energy cho biết hệ thống tương tự sẽ được sử dụng cho hai trang trại mới ở Mesaieed và Ras Laffan. Đoàn Dương (Theo AFP)

Xem thêm
01/02/2024 0 Bình luận

Trạm di động 5G bay sử dụng năng lượng mặt trời

Công nghệ mới sử dụng phương tiện không người lái lắp pin quang năng bay ở tầng bình lưu sẽ cung cấp độ phủ sóng Internet rộng hơn trong tương lai. Mô phỏng thiết kế của trạm 5G bay hoạt động ở tầng bình lưu. Ảnh: Softbank Ngành công nghiệp viễn thông Nhật Bản hy vọng có thể thiết lập lại vị thế trên bản đồ toàn cầu bằng cách triển khai các trạm gốc bay vào năm 2025. Mang tên trạm hạ tầng cao không (HAPS), công nghệ này hướng tới cung cấp độ phủ sóng rộng hơn, sử dụng phương tiện không người lái bay ở tầng bình lưu, Interesting Engineering hôm 1/1 đưa tin. Trong vài năm qua, các nước tìm cách triển khai 5G, kết nối không dây nhanh nhất có sẵn trên thị trường. Theo nhà tổng hợp dữ liệu Statista, thế giới có hơn 5 tỷ người sử dụng Internet. Tuy nhiên, dịch vụ Internet vẫn khan hiếm ở châu Phi, nơi chỉ có 24% dân số có thể truy cập mạng. Khó khăn trong việc thiết lập trạm gốc ở nơi hẻo lánh là một trong những lý do dẫn tới độ phủ sóng thấp. Tùy theo địa hình, một trạm gốc trên mặt đất có phạm vi phủ sóng 3 - 10 km. Cần số lượng trạm gốc lớn để dịch vụ Internet có sẵn trên quy mô lớn. Các công ty viễn thông như NTT của Nhật Bản coi HAPS như giải pháp thế hệ mới để giải quyết vấn đề, giúp lấp đầy khoảng trống. Tương tự mạng Starlink của SpaceX cung cấp dịch vụ Internet từ không gian, HAPS có thể cung cấp dịch vụ di động bằng drone năng lượng mặt trời bay ở độ cao 18 - 25 km. Độ phủ sóng của một module như vậy dự kiến vào khoảng 200 km. Những công ty Nhật Bản lên kế hoạch cung cấp phương tiện trên không, thiết bị viễn thông và gói quản lý vận hành giúp triển khai HAPS dễ dàng hơn. Tại Hội thảo thông tin vô tuyến thế giới tổ chức ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất trong tháng 11 - 12/2023, Nhật Bản đề xuất sử dụng 4 dải tần số như tiêu chuẩn quốc tế cho những trạm bay trên không, mở đường để triển khai công nghệ đồng nhất trên thế giới. Theo đề xuất, tần số 1.7 gigahertz, 2 GHz, và 2.6 GHz sẽ được dùng trên toàn cầu cho các trạm gốc bay. Ngoài ra, dải tần số 700 - 900 megahertz (MHz) dùng để cải tiến dịch vụ di động ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và một số khu vực châu Á, cũng được thông qua. NTT đã hợp tác với nhà phát sóng vệ tinh Sky Perfect JSAT để cung cấp dịch vụ HAPS từ tháng 4/2025. Theo dự kiến, công nghệ sẽ được thử nghiệm tại triển lãm World Expo 2025 diễn ra ở Osaka. An Khang (Theo Interesting Engineering

Xem thêm
01/02/2024 0 Bình luận

Pin mặt trời làm từ vật liệu hữu cơ

Các nhà nghiên cứu Mỹ tạo ra pin mặt trời mới từ thành phần hữu cơ có thể ứng dụng trong nông nghiệp, giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Khi các quốc gia trên thế giới tìm cách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, năng lượng mặt trời nổi lên là một trong những lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, việc triển khai các trang trại pin mặt trời lớn đang cạnh tranh với nhu cầu đất trồng trọt để nuôi sống dân số toàn cầu ngày càng tăng. Đó là lúc lĩnh vực "điện nông nghiệp" xuất hiện. Phương pháp này cho phép vừa sử dụng đất để trồng trọt vừa có thể lắp đặt pin mặt trời để tạo ra năng lượng. Điện nông nghiệp vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và cần có những đổi mới hơn nữa để biến nó thành xu hướng chủ đạo. Pin mặt trời hữu cơ có thể là một trong những đổi mới như vậy. Thông thường, pin mặt trời được làm từ vật liệu vô cơ như silicon khó phân hủy và bị xem là một trong những vấn đề mà nhân loại sẽ phải giải quyết trong vài thập kỷ nữa. Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Sustainability hôm 6/3, các nhà khoa học vật liệu từ Trường Kỹ thuật Samueli thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA), do Yang Yang dẫn đầu, đã sử dụng thành phần hữu cơ, tức là những vật liệu có carbon, để tạo ra một loại pin mặt trời nửa trong suốt mới. Một nguyên mẫu nhà kính thu nhỏ với mái làm bằng pin mặt trời hữu cơ. Ảnh: UCLA Pin mặt trời hữu cơ thường có một nhược điểm là ánh sáng chiếu tới gây ra quá trình oxy hóa các thành phần hữu cơ, dẫn đến sự phân rã của chúng và làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất điện. Để khắc phục điều này, Yang cùng các cộng sự đã thêm một lớp vật liệu tự nhiên khác được gọi là L-glutathione vào pin mặt trời. Lớp phủ này ngăn không cho vật liệu bị oxy hóa và duy trì hiệu suất của chúng, ngay cả sau 1.000 giờ hoạt động liên tục. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra pin mặt trời hữu cơ mới bằng cách sử dụng chúng trong các nguyên mẫu nhà kính nhỏ, nơi họ trồng cây lương thực như lúa mì, đậu xanh và bông cải xanh. Họ cũng triển khai một nguyên mẫu nhà kính tương tự nhưng dùng pin mặt trời thông thường (vô cơ) để so sánh. Kết quả chỉ ra rằng cây trồng trong nhà kính có mái làm bằng pin mặt trời hữu cơ phát triển hơn so với cây trồng trong nhà kính thông thường. "Chúng tôi không mong đợi nhà kính với pin mặt trời hữu cơ hoạt động tốt hơn nhà kính với mái bằng kính thông thường, nhưng nghiên cứu đã cho thấy thực vật không cần nhiều ánh sáng mặt trời để phát triển như suy nghĩ ban đầu. Trên thực tế, phơi nắng quá nhiều có thể gây hại nhiều hơn là có lợi", Yepin Zhao, thành viên phòng thí nghiệm của Yang tại UCLA, cho biết trong một thông cáo báo chí. Yang cũng nghi ngờ rằng lớp L-glutathione đã ngăn chặn tia cực tím (UV) và tia hồng ngoại (IR) chiếu tới thực vật. Các tia UV có thể ức chế sự phát triển của thực vật, trong khi IR làm nóng nhà kính, dẫn đến tăng nhu cầu nước của cây trồng. Cả hai đều không xảy ra trong nhà kính với pin mặt trời hữu cơ. Đoàn Dương (Theo Interesting Engineering)

Xem thêm
01/02/2024 0 Bình luận

Australia hướng đến "siêu cường" năng lượng mặt trời

Lĩnh vực năng lượng tái tạo của Australia tăng trưởng vượt bậc nhờ sự kết hợp giữa công nghệ hàng đầu thế giới, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế chính sách và các cơ hội đầu tư. Australia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phù hợp để phát triển năng lượng tái tạo, từ năng lượng mặt trời cường độ cao, tài nguyên gió và đường bờ biển dài với mật độ năng lượng sóng biển lớn. Nhiều công nghệ năng lượng tái tạo hàng đầu được phát triển ở quốc gia này và ứng dụng trên toàn cầu. Năng lượng tái tạo chiếm 35,9% tổng sản lượng điện của Australia vào năm 2022, tăng 3,4% so với năm trước đó. Chính phủ Australia đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo đạt 82% vào năm 2030. Công viên năng lượng tái tạo Port Augusta - trang trại năng lượng mặt trời và gió kết hợp rộng 5.400 ha ở bang Nam Australia với 50 tuabin và 250.000 tấm pin mặt trời. Ảnh: Austrade Năng lượng mặt trời Australia là quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn nhất thế giới với 1,1 kW (1.166W) trên đầu người, theo Viện Quang điện Australia năm 2022. Một trong những nghiên cứu đột phá, góp phần kiến tạo nên nền tảng bền vững của năng lượng xanh của thế giới trong thời gian qua đó là tế bào pin mặt trời PERC do Giáo sư Martin Green cùng nhóm nghiên cứu của ông phát triển; thúc đẩy hiệu suất chuyển đổi năng lượng từ 15% lên 25%, đồng thời đạt hiệu quả ở cả những khu vực có điều kiện ánh sáng không thuận lợi. Hiện công nghệ PERC được sử dụng trong hơn 90% tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất trên toàn thế giới. Công trình này nhận nhiều giải thưởng quốc tế và mới đây được vinh danh tại VinFuture 2023. Hơn 3 triệu hộ gia đình Australia (khoảng 30%) hiện nay đã lắp đặt pin mặt trời áp mái. Ảnh: Austrade Khai thác năng lượng mặt trời mái nhà là một giải pháp khả thi và tiết kiệm chi phí, góp phần giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đối mặt với những thách thức trong việc phân phối điện năng cho các tòa nhà chung cư, Allume Energy đã cách mạng hóa phương thức cung cấp năng lượng mặt trời đến nhiều căn hộ trong cùng tòa nhà từ một hệ thống quang điện áp mái. Công nghệ SolShare này đã giúp giảm 28 tấn khí thải carbon mỗi năm cho một tòa chung cư thông thường và giúp người dùng cắt giảm 40% hóa đơn năng lượng. Công nghệ dễ lắp đặt, quản lý và có mức giá phù hợp này đã được các quốc gia Đức, Mỹ, Anh sử dụng. Allume Energy đã bán được hơn 350 bộ sản phẩm trên toàn thế giới và thêm 10.000 bộ đang được sản xuất để cung cấp ra thị trường. Một sáng kiến nhiều hứa hẹn khác là kính năng lượng mặt trời của ClearVue. Với độ trong suốt tới 70% và có thể đạt công suất tối đa lên tới 40 Watts trên mỗi mét vuông, sản phẩm đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả lắp kính cửa sổ đồng thời cung cấp một phần điện năng cho tòa nhà. Điện gió Điện gió ngoài khơi đang nổi lên như một ngành mới ở Australia. Lĩnh vực này cũng phù hợp với không gian rộng lớn và điều kiện thời tiết gió mạnh ven biển gần các trung tâm dân cư của xứ sở Kangaroo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ. Một phát kiến của Australia để đẩy nhanh quá trình thiết kế trang trại điện gió là thay thế các cột giám sát bằng các hệ thống SODAR với chức năng phát hiện và phân loại âm thanh trên biển. Hệ thống giám sát gió di động này của Fulcrum3D cho phép đo tốc độ gió theo ba chiều với độ chính xác lên tới 200m so với mặt đất, cung cấp thông tin chi tiết hơn về đặc tính gió tại chỗ, cho phép phát triển trang trại điện gió nhanh và chính xác hơn. Một công nghệ khác là WindScape cũng đang cải thiện việc phát triển trang trại điện gió được cung cấp bởi Windlab Systems. WindScape là công cụ đánh giá năng lượng gió và lập mô hình khí quyển mà Windlad sử dụng để xác định và phát triển hiệu quả các trang trại điện gió với độ chắc chắn cao hơn và ít rủi ro hơn, cả ở Australia và trên toàn cầu. Coopers Gap - một trong những trang trại gió lớn nhất của Australia nằm ở vùng Darling Downs của Queensland. Với 123 tuabin gió, khu đất còn được sử dụng để chăn thả gia súc và canh tác các hoạt động nông nghiệp khác. Ảnh: Austrade Corio Generation, một công ty con của Tập đoàn Macquarie, là công ty hàng đầu thế giới về phát triển điện gió ngoài khơi. Corio đang phát triển một trong những dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại bang Victoria, Australia và đã hoạt động tích cực tại Việt Nam từ năm 2019. Với nhiều phát kiến ấn tượng và hiệu quả, năm 2022, điện gió chiếm 12,8% tổng sản lượng điện của Australia. Hydrogen Australia đã trở thành quốc gia tiên phong về hydro khi xuất khẩu lô hydro hóa lỏng đầu tiên trên thế giới đến Nhật Bản. Năm 2019, Chính phủ Australia công bố Chiến lược Hydro Quốc gia vạch ra tầm nhìn về một ngành công nghiệp sạch, sáng tạo, an toàn và cạnh tranh, đưa Australia trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo" toàn cầu vào năm 2030. Từ khi chính phủ Australia triển khai chiến lược này, hơn 90 dự án hydro đã được công bố trên khắp Australia. Đất nước hiện có hệ thống các dự án hydro hàng đầu thế giới, đưa quốc gia này trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hydro lớn nhất toàn cầu. Các dự án thu hồi và lưu trữ hydro, amoniac và carbon của Australia có khoản đầu tư tiềm năng trị giá 185 tỷ AUD. Ngành công nghiệp hydro ở Australia đang phát triển nhanh chóng với các công nghệ sản xuất hydro tiên tiến được phát triển bởi các doanh nghiệp. Hazer Group đang xây dựng một nhà máy thử nghiệm quy trình độc quyền sử dụng quặng sắt như chất xúc tác để chuyển đổi nước thải thành hydro và than chì. Chuyên gia công nghệ nhiệt phân plasma SynergenMet đang thương mại hóa kỹ thuật nhiệt phân metan để tách metan thành hydro và muội than. Sparc Technologies đang phát triển công nghệ sản xuất hydro trực tiếp từ nước và ánh sáng mặt trời mà không cần sản xuất điện để cung cấp năng lượng cho máy điện phân. Quốc gia này đang thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Một trong số đó là trung tâm năng lượng tái tạo Australia (AREH) 26GW ở vùng Pilbara, bang Tây Australia. Đây là một dự án năng lượng mặt trời và gió kết hợp được thiết kế để sản xuất hydro xanh với quy mô 6.500 km2, diện tích này gần gấp bốn lần diện tích của London. Dự án khi hoàn thành có thể sản xuất 1,6 triệu tấn hydro mỗi năm và giúp giảm khoảng 17 triệu tấn carbon hàng năm. Một nhà máy hydro khác do công ty năng lượng Engie của Pháp và Mitsui của Nhật hợp tác xây dựng đặt tại bang Tây Australia với nguồn tài trợ 47,5 triệu AUD từ chính phủ Australia. Giai đoạn đầu tiên của dự án Yuri này dự kiến hoàn thành vào năm 2024 và có khả năng sản xuất tới 640 tấn hydro tái tạo mỗi năm. Năng lượng sinh học Năng lượng sinh học cũng là lĩnh vực khác mà Australia đang cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới. Những công nghệ này phân bổ từ sản xuất các nguyên liệu sinh học cao cấp cho đến phát triển các dự án đốt rác phát điện. Năm 2022, điện sinh khối đóng góp 1,4% tổng sản lượng điện tại Australia. Các công ty Australia có chuyên môn chuyển hóa rác thải thành năng lượng điển hình như Utilitas đã phát triển quá trình phân hủy kỵ khí để tạo ra khí tái tạo từ chất thải hữu cơ; Renergi đã phát triển công nghệ nhiệt phân cho chất thải sinh hoạt rắn; Avertas Energy đang phát triển nhà máy điện đốt rác công suất 36 MW tại Kwinana. Các phát minh khác của Australia về năng lượng sinh học bao gồm công nghệ của Licella giúp chuyển hóa chất thải sinh học chi phí thấp, không ăn được thành dầu thô sinh học ổn định có thể được tinh chế trong nhà máy lọc dầu truyền thống. Lưu trữ năng lượng Lưu trữ năng lượng là một công nghệ hỗ trợ quan trọng cho năng lượng tái tạo, cải thiện khả năng cạnh tranh và quá trình thâm nhập năng lượng tái tạo bằng cách điều phối việc cung cấp năng lượng trên lưới điện, cho phép phân phối vào thời gian cao điểm, giảm tải cao điểm và cho phép các nhà cung cấp quản lý cung và cầu tốt hơn. Australia đã triển khai một số loại pin năng lượng mặt trời nối lưới lithium-ion lớn nhất thế giới, như Victorian Big Battery 300 MW/MWh. Thủy điện tích năng thuần túy cũng sắp ra mắt ở Australia với dự án Kidston 250 MW/2000 MWh đang được xây dựng và các nghiên cứu khả thi đang được tiến hành với công ty Hydro Tasmania. Neoen hợp tác với Tesla và AusNet Services để thực hiện dự án Victorian Big Battery tại Geelong - một trong những dự án pin lưu trữ lớn nhất thế giới. Ảnh: Victorian Big Battery Những thành tựu đột phá trên là do tầm nhìn xa, chiến lược rõ ràng cùng sự đầu tư mạnh tay từ Chính phủ. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về mặt chính sách và pháp lý, giúp Australia có nhiều công ty có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ các quốc gia khác cải thiện, bảo vệ và khắc phục môi trường tự nhiên thông qua các hợp tác nghiên cứu và tư vấn. Song song với đó, các giải pháp biến đổi khí hậu của Australia cũng sẵn sàng cho xuất khẩu. Từ phát triển chính sách đến thực thi dự án, Australia có bề dày chuyên môn trong toàn bộ chuỗi giá trị và kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp quốc tế cho các vấn đề phức tạp, đáp ứng phạm vi ngân sách và đảm bảo tiến độ. Nguyễn Phượng  

Xem thêm